Đang xử lý.....

Khoa Địa lí - Tự hào truyền thống, thắp sáng tương lai 

GIỚI THIỆU

Khoa Địa lí trường Đại học sư phạm – Đại học Thái Nguyên được thành lập ngày18/7/1966 theo quyết định số 127/CP. Trải qua gần 60 năm xây dựng và phát triển, các thế hệ thầy và trò Khoa Địa lí luôn đoàn kết vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, từng bước xây dựng khoa lớn mạnh, xứng đáng là một trung tâm đào tạo giáo viên địa lí và nghiên cứu khoa học của vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

Đội ngũ giảng viên của khoa ngày một phát triển, đáp ứng tốt những yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Tính đến tháng 3/2022, khoa Địa lí có 20 cán bộ, giảng viên. Trong đó có 06 Phó Giáo sư,  13 giảng viên có trình độ tiến sĩ (chiếm tỷ lệ trên 65%), 07 cán bộ, giảng viên có trình độ thạc sĩ (03 giảng viên đang học Nghiên cứu sinh).

Gần 60 năm qua, Khoa đã đào tạo được khoảng 5000 giáo viên có trình độ Cử nhân sư phạm Hệ chính quy, gần 2000 giáo viên Hệ không chính quy, trên 300 Thạc sĩ khoa học, 02 tiến sĩ Địa lí. Hiện tại, khoa đang đào tạo 01 chương trình cử nhân sư phạm, 03 chương trình thạc sĩ (Địa lí học; Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Địa lí; Địa lí tự nhiên) và 01 chương trình đạo tạo tiến sĩ (Địa lí học).

Khoa đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo, Giám đốc Đại học Thái Nguyên tặng nhiều bằng khen và giấy khen về thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và bồi dưỡng thường xuyên cho cho giáo viên các trường Trung học Phổ thông. Trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, Khoa Địa lí tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo để xứng đáng là Khoa trọng điểm trong đào tạo giáo viên Địa lí cho các tỉnh phía Bắc Việt Nam.

Khái quát ngành học:

Tên chương trình (tiếng Việt)

Cử nhân Sư phạm Địa lí

Tên chương trình (tiếng Anh)

Bachelor of Geography Education

 

Mã ngành đào tạo:

7140219

Trường cấp bằng:

Trường Đại học Sư phạm – Đại học Thái Nguyên

Tên gọi văn bằng:

Cử nhân        

Trình độ đào tạo:

Đại học

Số tín chỉ yêu cầu:

136

Hình thức đào tạo:

Chính quy

Thời gian đào tạo:

4 năm

Đối tượng tuyển sinh:

Học sinh tốt nghiệp THPT

Điều kiện tốt nghiệp:

- Tích lũy đủ số học phần và khối lượng của chương trình đào tạo: 136;

- Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt từ 2.0 trở lên;

- Có chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất;

- Đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ.

- Đạt chuẩn đầu ra về công nghệ thông tin.

 

Chương trình đào tạo:

Chương trình đào tạo cử nhân Sư phạm Địa lí gồm 136 tín chỉ, trong đó: khối kiến thức chung 28 tín chỉ; Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 69 tín chỉ; Khối kiến thức nghiệp vụ sư phạm 32 tín chỉ; Khoá luận, các học phần thay thế khoá luận tốt nghiệp 07 tín chỉ.

Chương trình cử nhân Sư phạm Địa lí đạt tiêu chuẩn quốc gia. Hàng năm được rà soát, điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam. Các môn học của chương trình đào tạo cử nhân Sư phạm Địa lí được giảng dạy bởi đội ngũ giảng viên có trình độ từ Thạc sĩ trở lên.

Đặc điểm nổi bật của ngành học:

Ngành cử nhân Sư phạm Địa lí đào tạo cử nhân Sư phạm có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; kiến thức cơ bản, chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng; có năng lực tự học, tự nghiên cứu, sáng tạo, có trách nhiệm nghề nghiệp, thích ứng với môi trường làm việc để phục vụ sự nghiệp giáo dục - đào tạo, đáp ứng yêu cầu công việc và hội nhập quốc tế, phát triển KT - XH của cả nước, đặc biệt là khu vực trung du và miền núi phía Bắc.

Khoa Địa lí không ngừng cải tiến và phát triển về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên. Các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu, đã và đang tạo dựng cho người học một môi trường giáo dục chuyên nghiệp và toàn diện, khuyến khích người học học tập tích cực, chủ động, sáng tạo và hợp tác.

Cơ hội việc làm:

Sinh viên tốt nghiệp khoa Địa lí có thể trở thành:

- Giáo viên dạy môn Địa lí ở các trường phổ thông, các trường đại học, cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp và trường dạy nghề;

- Giáo viên dạy môn Lịch sử - Địa lí ở các trường Trung học cơ sở;

- Chuyên viên các cơ quan quản lý hành chính nhà nước và các Sở/Ban/ Ngành: Sở Tài nguyên Môi trường, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch…;

- Hướng dẫn viên du lịch.

- Tiếp tục học thạc sĩ và tiến sĩ trong và ngoài nước.

Một số giảng viên tiêu biểu:

PGS.TS. Nguyễn Phương Liên – Trưởng khoa
PGS.TS. Dương Quỳnh Phương – Phó Trưởng khoa
PGS.TS. NGƯT. Trần Viết Khanh
PGS.TS. Hoàng Thanh Vân – Giảng viên

 

Thành tích đào tạo và khoa học nổi bật:

- Công bố 50 bài báo trên các tạp chí trong nước, Tạp chí quốc tế, Kỉ yếu hội thảo Khoa học trong và ngoài nước.

- Chủ trì và tham gia 10 đề tài Khoa học và công nghệ cấp Bộ, 11 đề tài cấp cơ sở, 01 đề tài cấp tỉnh, 03 dự án giáo dục.

- Chủ biên và là tác giả 12 sách chuyên khảo, sách tham khảo và giáo trình.

- Chủ biên tài liệu Giáo dục địa phương của 06 tỉnh, tác giả viết GDDP cho 12 tỉnh; Viết chuyên đề bồi dưỡng giáo viên phổ thông.

- Hướng dẫn 100 khóa luận tốt nghiệp; 50 đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên; 40 luận văn thạc sĩ; 02 luận án tiến sĩ. Trong đó có nhiều đề tài tham gia dự thi sinh viên nghiên cứu khoa học đạt giải.

Khen thưởng:

- Bằng khen của Bộ Giáo dục và đào tạo năm 2012, 2020

- Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở nhiều năm liên tục

- Chiến sĩ thi đua cấp Bộ năm 2013

Đóng góp cho cộng đồng, cho ngành giáo dục:

- Phó chủ tịch Hội đồng thẩm định Quốc gia chương trình Địa lí Trung học phổ thông

- Phó chủ tịch Hội đồng thẩm định Quốc gia môn Lịch sử và Địa lí lớp 6

- Chủ tịch Hội đồng thẩm định Quốc gia môn Địa lí lớp 10

- Chủ nhiệm biên soạn chương trình GDTX cấp THPT theo chương trình GDPT 2018.

- Thành viên Hội đồng tư vấn phê duyệt Tài liệu giáo dục địa phương lớp 6 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Trưởng ban biên soạn Khung chương trình chuyên sâu các môn học chuyên cấp Trung học phổ thông.

- Chủ tịch Hội đồng thẩm định ma trận, bảng đặc tả bài kiểm tra định kỳ môn Lịch sử và Địa lí.

- Trưởng ban xây dựng tài liệu tập huấn giáo viên môn Địa lí về phát triển năng lực số và kĩ năng chuyển đổi cho học sinh trung học.

- Chủ tịch Hội đồng thẩm định, lựa chọn video bài giảng môn Địa lí trong chương trình giáo dục phổ thông.

- Chủ tịch Hội đồng đánh giá vòng Sơ loại và vòng Sơ khảo bài giảng điện tử môn Lịch sử và Địa lí trong chương trình giáo dục phổ thông cấp Trung học cơ sở.

- Đã bồi dưỡng cho hàng trăm lượt giáo viên phổ thông cốt cán, tổ trưởng chuyên môn, và giáo viên môn Địa lí, môn Lịch sử và Địa lí theo chương trình ETEP, GREP của Bộ giáo dục và Đào tạo.

Thành tích đào tạo và khoa học nổi bật:

- Công bố 55 bài báo trên các tạp chí trong nước, Tạp chí quốc tế, Kỉ yếu hội thảo quốc tế, Kỉ yếu hội nghị Địa lí toàn quốc.

- Chủ trì và tham gia 11 đề tài Khoa học và công nghệ cấp Bộ, 05 đề tài cấp cơ sở, 01 đề tài cấp tỉnh, 2 dự án, 2 đề tài độc lập cấp Nhà nước, 1 đề tài cấp Nhà nước do quỹ Nafoted tài trợ.

- Xuất bản 12 sách chuyên khảo, tham khảo và giáo trình; 05 tài liệu Giáo dục địa phương cho các tỉnh; Viết chuyên đề bồi dưỡng giáo viên phổ thông, tham gia viết Bách khoa toàn thư.

- Hướng dẫn 80 khóa luận tốt nghiệp; 50 đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên; 35 luận văn thạc sĩ; 02 luận án tiến sĩ. Trong đó có nhiều đều tài tham gia dự thi đạt giải sinh viên nghiên cứu khoa học toàn quốc.

Khen thưởng:

- Bằng khen của Bộ Giáo dục và đào tạo năm 2012, Số 752/QĐ/BGDDT Bộ giáo dục và Đào tạo;

- Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, Số 5431/QĐ/ BGDDT Ngày 15.11.2013 Bộ giáo dục và Đào tạo;

- Bằng khen của Bộ Giáo dục và đào tạo năm 2020, Số 3448/QĐ/BGDDT Bộ giáo dục và Đào tạo.

Đóng góp cho cộng đồng, cho ngành giáo dục:

Đã bồi dưỡng cho hàng trăm lượt giáo viên phổ thông cốt cán môn Địa lí, Lịch sử và Địa lí theo chương trình ETEP, GREP của Bộ giáo dục và Đào tạo; Tham gia bồi dưỡng giáo viên phổ thông đại trà cho các tỉnh.

Thành tích đào tạo và khoa học nổi bật:

- Công bố 62 bài báo trên các tạp chí, trong đó có 57 bài trong nước, 5 bài nước ngoài.

- Chủ trì 8 đề tài cấp Bộ, tỉnh và tương đương; 3 đề tài cấp cơ sở.

-  Xuất bản 13 cuốn sách (giáo trình, chuyên khảo).

- Hướng dẫn 1 NCS bảo vệ thành công luận án tiến sĩ, 40 học viên cao học đã bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ; Hướng dẫn nhiều khóa luận tốt nghiệp đại học khác.

Khen thưởng:

1 Huân chương cấp Đại tướng quân của Vương quốc Căm Pu Chia;

1 Bằng khen của Thủ Tướng Chính phủ;

1 Bằng lao động sáng tạo;

28 Bằng khen của các Bộ, ngành TW và địa phương; nhiều giấy khen và kỷ niệm chương khác.

1 lần đạt Chiến sĩ thi đua toàn quốc; 3 lần CSTĐ cấp Bộ.

Đóng góp cho cộng đồng, cho ngành giáo dục:

Là Uỷ viên TW MTTQ VN nhiệm kỳ 2014 - 2019 và nhiệm kỳ 2019 - 2024.

Là Ủy viên BTV Hội địa lý Việt Nam 3 nhiệm kỳ liên tiếp và hiện nay là Phó Chủ tịch Hội Địa lý VN.

Đối với địa phương: là UV ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh Thái Nguyên, UV BCH Hội Chữ thập đỏ tỉnh Thái Nguyên, Chủ tịch Hội Thể thao Đại học và Chuyên nghiệp Thái Nguyên.

Được phong chức danh PGS năm 2009, Danh hiệu NGƯT năm 2014.

Thành tích nghiên cứu khoa học nổi bật:

- Công bố 23 bài báo SCI, SCI Tạp chí GIS, Viễn thám quốc tế, và bài báo Hội thảo quốc tế; Là biên tập viên Tạp chí quốc tế SCI cua Thụy Sĩ (Journal of Atmosphere), chỉ số ảnh hưởng IF: 2.6

- Xuất bản 2 Chương sách (Springer), và 03 cuốn sách chuyên khảo.

- Đã hướng dẫn 3 nghiên cứu sinh (1 sinh viên Nam Mĩ Ecuador, và 2 nghiên cứu sinh Việt Nam)

- Chủ nhiệm và đồng chủ nhiệm 24 dự án cấp Bộ (Bộ Giáo dục Đài Loan và Bộ Khoa học Công nghệ Đài Loan). Đồng chủ nhiệm dự án Quan trắc không khí của Cục Bảo tồn Đài Loan, dự án Đài Loan tặng (cả phần cứng và phần mềm) cho Bộ TNMT Việt Nam (TT quan trắc miền Bắc) 105 trạm quan trắc không khí, lắp đặt cho 3 tỉnh miền Bắc.

Khen thưởng:

- Chứng nhận và Bằng Khen của trường cho giải thưởng Giáo sư xuất sắc năm học 2021-2022

- 03 chứng nhận của Hội thảo quốc tế cho Keynote Speaker (Diễn giả chính, tiêu biểu trong Hội thảo quốc tế Hiệp hội quan trắc quốc tế FIG Japan 2018, FIG Việt Nam 2019, Chủ tịch Tiểu ban Hội thảo Châu Á 2019 Taiwan (ứng dụng công nghệ cao trong Nông nghiệp).

Đóng góp cho cộng đồng:

- Là ủy ban Hội đồng tuyển sinh của trường Đại học Feng Chia, đã giúp đỡ và hướng dẫn cho hàng chục sinh viên Việt Nam sang học Đại học và Thạc sĩ, và hơn 10 giảng viên ĐH của Việt Nam nhận được học bổng toàn phần cho chương trình Tiến sĩ tại Đài Loan.

- Trưởng Ban dự án Hợp tác Việt Nam - Đài Loan (Trường Đại học Feng Chia) kiêm nhiệm Ban Biên-phiên dịch của trường, có nhiệm vụ kết nối hợp tác đào tạo cho Việt Nam và Đài Loan, và dự án hợp tác khoa học công nghệ.

- Nhiều năm liền tiếp đưa sinh viên Đài Loan sang Đại học Sư Phạm Thái Nguyên và một số trường khác thực tập, trại hè, tìm hiểu văn hóa Việt Nam và học tiếng Việt.

 

loading....